ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐÁNH DẤU CÁ TRONG CHỌN LỌC GIỐNG THỦY SẢN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ TRA BỀN VỮNG

line
29 tháng 12 năm 2020

Bộ môn Công nghệ Sinh học - Thực phẩm, Khoa Kỹ thuật -  Công nghệ

   Hiện nay, ngành cá tra đang gặp khó khăn do sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu, rào cản kỹ thuật, giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu cao, những quy định nghiêm ngoặt từ thị trường xuất khẩu,… Do vậy, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý là cần thiết, qua đó giúp có thể tháo gỡ các nút thắt và đưa con cá tra phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp khả thi để phát triển ngành sản xuất cá tra thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe con người. 
   Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý như gắn hệ thống chíp điện tử trên cá, giúp theo dõi sự sinh trưởng, tình trạng sức khỏe của con cá tra; giúp định danh cụ thể, chính xác con cá muốn lựa chọn. Đối với công nghệ di truyền phân tử, công nghệ này cho phép sự so sánh sự đa dạng di truyền giữa các giống nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn giống cá tra bố mẹ so với các kỹ thuật truyền thống. Áp dụng công nghệ di truyền phân tử, ADN của cá tra sẽ được phân tích để thông báo về sự đồng huyết, cận huyết, nguồn gốc, sự tăng trưởng, phát triển của cá. Kết hợp với công nghệ di truyền, theo dõi thông qua công nghệ thông tin, nhờ đó những khuyến cáo về các con giống đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn sẽ được máy tính đưa ra.
   Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất cá tra sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Nuôi cá tra theo phương thức truyền thống nguồn nước hay bị ô nhiễm và không đảm bảo khiến tình hình dịch bệnh trên cá diễn ra thường xuyên. Điều này làm tăng chi phí điều trị bệnh, chất lượng cá không đảm bảo, tồn dư kháng sinh,…; môi trường xung quanh cũng từ đó bị ảnh hưởng bởi nguồn nước nhiễm bệnh. Công nghệ lọc nước tuần hoàn để xử lý nước thải cũng được áp dụng để với bảo vệ môi trường, phát triển ngành cá tra theo hướng bền vững. Với công nghệ lọc nước tuần hoàn, những vi khuẩn có lợi được sử dụng để xử lý chất thải của cá. Sau khi xử lý, nước sẽ được bơm ngược trở lại bể nuôi. Từ đó góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước, sản xuất cá tra theo hướng hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.
   Trong công tác chọn giống thủy sản, việc sử dụng các chỉ thị để nhận dạng các cá thể hay các tổ chức cá thể nhằm phân biệt từng cá thể như môt dạng “chứng minh nhân dân”.
   Điều này giúp ích rất nhiều cho việc tạo phả hệ của đàn cá cho chương trình chọn giống, quản lý cá bố mẹ, quản lý cá thả bổ sung nguồn lợi và sử dụng trong các thí nghiệm so sánh. Từ đó giúp công tác chọn giống thủy sản cũng như quản lý nguồn lợi thủy sản diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao.
   Theo mard.gov.vn, các tiêu chí lựa chọn phương pháp đánh dấu là dễ áp dụng cho thủy sản có kích thước nhỏ, dấu không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, không đắt tiền, ít tốn công lao động, dấu có thể đọc/tồn tại trong thời gian dài với tỷ lệ cao. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, quản lý và lai tạo giống thủy sản thường sử dụng một số loại dấu phổ biến, và các vị trí thường được đánh dấu trong phương pháp chọn giống thể hiện ở hình 1.
   Có 10 cách để đánh dấu như sau:
   - Khắc dấu (Branding or cold branding) gồm có các dạng như khắc nhiệt lạnh - nóng, vẽ số, xăm (hình 2).
   - Cắt vây (Fin clipping), gồm các vây lưng, bụng, hậu môn hay vây ngực. Đặc điểm nhận dạng những cá thể này với cá thể khác là nhờ vây cá không mọc lại hay cá mất tia vây cứng.
   - Dấu từ có số (Decimal Coded Wire Tag) như việc sử dụng sợi kim loại có từ tính và khắc số, kích thước rất nhỏ, thích hợp cho cá cỡ nhỏ, chỉ phân biệt đến nhóm, không phân biệt đến từng cá thể, tỷ lệ mất dấu thấp.
   - Dấu có số (Visible Implant Alpha Tags) là dấu có số, đánh dấu dưới da nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, áp dụng cho cá có phần sụn ở đầu.
   - Dấu phẩm màu huỳnh quang (Elastomer), sử dụng phẩm màu được tiêm vào dưới da hoặc vào cơ, rất thích hợp cho đánh dấu giáp xác như: tôm, cua,…(hình 2).

Hình 1. Các vị trí thường được đánh dấu trong các phương pháp chọn giống

   - Dấu đeo (Floy tags) là phương pháp đánh dấu rẻ tiền, không thích hợp đánh dấu cá nhỏ, tỉ lệ mất dấu cao.
   - Dấu từ (Pit Tag), đây là một dạng chip điện tử dấu được đánh vào cơ hoặc vào xoang bụng, mỗi chip có 1 số riêng, rất thích hợp cho đánh dấu cá, có thể đánh dấu cho các kích cỡ, tỉ lệ tồn dấu rất cao, đắt tiền, hiện được dùng phổ biến trong các chương trình chọn giống, 
 

Hình 2. Phương pháp đánh dấu bằng cách khắc số trên đầu cá.

Hình 3. Phương pháp dấu huỳnh quang 

Hình 4. Thăm dò cá trong ao nuôi

   - Vòng đeo, được sử dụng để đeo ở cuốn mắt như tôm, sử dụng như công cụ đánh dấu hỗ trợ.
   - Sóng vô tuyến là phương pháp đánh dấu dùng để theo dõi di cư của cá. Phương pháp này có thể ứng dụng trong công tác quản lý, tái tạo nguồn lợi.
   - Đánh dấu DNA là phương pháp đánh dấu cần được đầu tư chi phí ban đầu lớn, nhưng không tốn kém đầu tư hàng năm nên giúp giảm vốn lưu động. Ngoài ra phương pháp này giảm thao tác gây stress cho cá. 


* Tài liệu tham khảo
   mard.gov.vn
   http://nongthonmoi.angiang.gov.vn