Khảo sát thực trạng các sản phẩm rau sạch tại địa bàn Tp.HCM

line
02 tháng 09 năm 2021

Thông tin chung
- Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2019 – 2020.
- Tên đề tài: Khảo sát thực trạng các sản phẩm rau sạch tại địa bàn Tp.HCM
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Quyển Nhi, Đỗ Ngọc Tường Vy, Ngô Thị Ngân, Võ Minh Trí và Nguyễn Tường Vy 
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lâm Đức Cường
Đặt vấn đề
Ngày nay, đối với các sản phẩm thực phẩm, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới việc ăn ngon mà điều quan trọng hơn là “ăn khỏe”. Với sự phát triển của thị trường tiêu thụ và vùng trồng trọt, các loại hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn an toàn. Do đó đề tài “Khảo sát thực trạng các sản phẩm rau sạch tại địa bàn Tp.HCM” xây dựng cái nhìn tổng quát về thị trường, nhu cầu, loại hình sản phẩm Rau An Toàn (RAT)
Mục tiêu đề tài 
Khảo sát ý kiến của khách hàng tiêu thụ sản phẩm RAT trên địa bàn Tp.HCM.
Quy trình nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng).

Bảng 1. Quy trình nghiên cứu, nguồn từ dữ liệu điều tra.


Mô hình nghiên cứu

Hình 1. Mô hình nghiên cứu “Khảo sát thực trạng các sản phẩm rau sạch tại địa bàn Tp. HCM”, nguồn từ dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng bảng câu hỏi khảo sát thông qua ứng dụng Google biểu mẫu. Mô hình nghiên cứu bao gồm 4 biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc là mô hình hồi quy bội. Từ kết quả phân tích thống kê giả thuyết nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy. Phương trình hồi quy bội nghiên cứu “Khảo sát thực trạng các sản phẩm rau sạch tại địa bàn Tp.HCM”, được xây dựng như sau:
QĐTD = 0,848*GTĐK + 0,438*GTMT
Từ giả thuyết nghiên cứu, kết quả phân tích dữ liệu khảo sát. Có thể kết luận: “Các giá trị điều kiện về thông tin và giá thành sản phẩm, giá trị môi trường ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng RAT của khách hàng tại địa bàn Tp.HCM.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng thông tin điện tử chính phủ (Chinhphu.vn), 2019.
Tổng cục thống kê, sản phẩm nông nghiệp (https://www.gso.gov.vn), 2019.
Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn miền Nam, SCAP – IPSARD, Thị Trường Rau Quả Việt Nam. Hà Nội, 2017.
Nguyễn Đình Thọ, 2013. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, nhà xuất bản Tài Chính, Đại học Kinh tế TP. HCM.
Mai Lê Thúy Vân và cộng sự, 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của rau an toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Science & Technology Development, Vol. 20 (No Q1 – 2017), tr. 112 – 126.
Allen và cộng sự (2007). Likert scales and data analyses. Quality progress, 40(7), tr. 64 – 65.
Choe và cộng sự (2018). Effects of tourists’ local food consumption value on attitude, food destination image, and behavioral intention, International Journal of Hospitality Management, 71, tr. 1 – 10.
Finch (2006). The impact of personal consumption values and beliefs on organic food purchase behavior, Journal of Food Products Marketing, 11(4), tr. 63 – 76.
Mohd Suki và cộng sự (2015). Consumption values and consumer environmental concern regarding green products, International Journal of Sustainable Development & World Ecology, 22(3), tr. 269 – 278.
Rahnama (2017). Effect of consumption values on women’s choice behavior toward organic foods: The case of organic yogurt in Iran, Journal of Food Products Marketing, 23(2), tr. 144 – 166.
Sheth và cộng sự (1991). Why we buy what we buy: A theory of consumption values, Journal of business research, 22(2), tr. 159 – 170.
Shin và cộng sự (2019). Motivations behind Consumers’ Organic Menu Choices: The Role of Environmental Concern, Social Value, and Health Consciousness, Journal of Quality Assurance in Hospitality & Tourism, 20(1), tr. 107 – 122.
PHỤ LỤC
Dữ liệu khảo sát
Kết quả hồi quy
a. Dependent Variable: Quyết định tiêu dùng