KỸ THUẬT XÂY DỰNG

line
07 tháng 08 năm 2024

Ngành đào tạo: Kỹ thuật xây dựng
 Mã ngành: 7580201
Trình độ: Đại học

KỸ THUẬT XÂY DỰNG LÀ GÌ, HỌC GÌ VÀ LÀM GÌ? TẠI SAO TÔI PHẢI CHỌN NGÀNH HỌC NÀY? VÀ LÝ DO NÀO ĐỂ TÔI CHỌN HỌC NGÀNH NÀY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN.
TRƯỚC TIÊN, KỸ THUẬT XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Ngành Kỹ thuật xây dựng chuyên đào tạo kỹ sư thiết kế, giám sát, thi công và quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng như nhà cao tầng, chung cư, nhà xưởng,…đáp ứng yêu cầu của thị trường xây dựng trong nước.
KỸ THUẬT XÂY DỰNG HỌC GÌ?
Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng sẽ được đào tạo khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng. Trong đó, khối kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng bao gồm các học phần như: Nền móng công trình; Kết cấu thép; Kết cấu BTCT; Kết cấu nhà cao tầng; Kỹ thuật thi công; Tổ chức thi công,...ngoài ra sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế tại các phòng thí nghiệm, các công trường xây dựng, được tiếp cận công việc chuyên môn tại các doanh nghiệp xây dựng, sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức và kỹ năng học được để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
VẬY, HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng được đào tạo cả về lý thuyết và thực hành, từ cơ bản đến nâng cao nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư có kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng mềm, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt để phù hợp với các vị trí và môi trường làm việc khác nhau. Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư kỹ thuật xây dựng có thể công tác tại các đơn vị và vị trí đảm nhiệm chuyên môn sau:
Đơn vị làm việc sau khi tốt nghiệp:
⦁ Các cơ quan nhà nước (Sở Xây dựng; Sở GTVT, Sở Kế hoạch và đầu tư, BQLDA Đầu tư xây dựng công trình,…)
⦁ Các doanh nghiệp tư vấn (thiết kế, giám sát, quản lý dự án), thi công xây dựng công trình.
Vị trí môn đảm nhận chuyên sau khi tốt nghiệp:
⦁ Chỉ huy/ kỹ thuật phụ trách thi công xây dựng công trình.
⦁ Giám sát thi công, thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng.
⦁ Kỹ sư giám sát nội bộ.
⦁ Kỹ sư quản lý chất lượng.
⦁ Kỹ sư quản lý dự án
⦁ Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật.
⦁ Thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
⦁ Tự thành lập doanh nghiệp/khởi nghiệp
⦁ Học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
⦁ Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành KTXD và các ngành liên quan.
 TẠI SAO CHỌN HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG?
THỊ TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG ĐẦY TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LA
I
Theo Báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, thời gian tới, do nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng cao, dẫn đến số lượng lao động của ngành Xây dựng sẽ còn tăng trưởng mạnh.
Dự báo nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng khoảng 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm, dự tính đến năm 2030, lực lượng lao động trong lĩnh vực xây dựng có thể đạt khoảng 12-13 triệu người. 
Điều đó được lý giải bởi nguồn vốn đầu tư công của Việt Nam đến năm 2025 là rất lớn, sẽ góp phần tạo động lực tăng trưởng trong ngành xây dựng.

Hình 1: Kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công đến năm 2025

Do vậy, ngành Kỹ thuật Xây dựng đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam khi nhu cầu về sản xuất, nhà ở, vui chơi, giải trí, an sinh - xã hội,…đòi hỏi có thêm nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thương mại, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng,…kéo theo nhu cầu nhân lực của ngành Xây dựng trong thời gian tới sẽ rất lớn, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 


Hình 2: Dấu hiệu phục hồi thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2023 (Nguồn HOREA, 2023)

Điều đó chứng tỏ thị trường ngành xây dựng đầy triển vọng trong tương lai, nhu cầu nhân lực cho ngành xây dựng rất lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.